Cách phân biệt cây Xấu hổ chữa bệnh và những loại xấu hổ vô dụng

Cây xấu hổ, còn được biết đến với các tên gọi như cây trinh nữ, cây mắc cỡ, hay cây e thẹn, thuộc họ Mimosaceae (Trinh nữ) với tên khoa học là Mimosa pudica L. var. hispida Brenan. Tên gọi của chúng phản ánh đặc điểm độc đáo, khiến lá và thân cây co lại, thu mình như thể hiện sự xấu hổ khi bị chạm vào.

Thực tế hiện nay có 3 loại đều gọi là cây xấu hổ với đặc tính chung là : Hoa có hình cầu, màu tím và lá luôn cụp lại khi bị chạm vào như e thẹn và rất nhiều người nhầm lẫn ( Vô tình hay cố ý) là cứ cây xấu hổ (mắc cỡ) là đều dùng làm thuốc được. Điều này gây ra rất nhiều hệ lụy khi người bệnh mua về dùng nhưng lại chẳng có tác dụng gì.

Sau đây là cách để mọi người có thể biết được chính xác đặc điểm của cây Xấu hổ ( Trinh nữ, mắc cỡ….) dùng để làm thuốc cùng các thành phần và công dụng của nó.

1. Cây xấu hổ làm thuốc :

Toàn thân màu đỏ tía, cây thường bò lan trên mặt đất. Thân cây nhỏ, phân thành nhiều cành nhánh, chiều dài có thể lên tới 1,5m; thân và nhánh có nhiều gai móc.Phần đầu cành mọc ra 3 đến 4 lá như hình chân vịt (Đây là đặc điểm quan trọng nhất đề phân biệt với loại xấu hổ khác), lá xấu hổ có hình lông chim, khi chạm vào sẽ tự động khép lại. Hoa xấu hổ mọc từ nách lá, có cuống dài, hoa nhỏ với màu tím đỏ hình cầu

Cây xấu hổ làm thuốc

Cây xấu hổ tía làm thuốc

 

2. Cây xấu hổ vô dụng;

Có hai loại xấu hổ vô dụng ở miền Bắc cũng có lá hình lông chim, khép lại khi chạn vào và cũng gọi là cây Xấu hổ đó là :

  • Cây xấu hổ Tây : Gọi nó như vậy vì loại xấu hổ này rất to, cao nhưng cây này rất khác biệt khó nhầm lẫn với cây xấu hổ làm thuốc vậy nên bài viết này chỉ nhắc đến chứ không đưa hình ảnh để đỡ mất thời gian của bạn đọc
  • Cây xấu hổ trắng : Mọi thứ đều giống cây xấu hổ tía làm thuốc, và nếu nó mọc ở vùng đất cằn cỗi nó cũng có thể có mầu hơi tía nên dễ bị nhầm với cây xấu hổ làm thuốc. Lá của nó cũng giống như xấu hổ tía, khác một điều quan trọng là ở đầu cành không có mọc ra 3 đến 4 lá như hình chân vịt. ( Xem hình minh họa phía dưới)

Cay xau ho trang

Cây xấu hổ trắng không có tinh chất dược liệu

Hy vọng qua bài viết này, Quý vị có thể biết cách phân biệt được và thu hái chính xác loại Xấu hổ ( Trinh nữ, mắc cỡ…) đúng để đưa vào bài thuốc của mình tránh trường hợp không hiệu quả trong việc điều trị các chứng bệnh mà cây Xấu hổ tía có thể chữa được.

[pa_bvlq]